Tiếng Anh giao tiếp: Phương pháp học hiệu quả

day-tieng-anh-giao-tiep-tieng-anh-cho-tre-em-co-de-khong-web-1
Tiếng Anh Giao tiếp

Tiếng Anh giao tiếp: Phương pháp học hiệu quả

Hi các bạn,

Xin giới thiệu với các bạn phương pháp học tiếng Anh hiệu quả theo 1 số bước sau, các bạn tham khảo nhé

Bước 1: Xác định nền tảng cơ bản cần chuẩn bị

Hồi còn là sinh viên cô cũng đã từng trò chuyện (chat) với Tây. Họ nói khá nhanh và có lúc cô luống cuống không kịp phản xạ lại, nói những câu HOÀN TOÀN không đúng ngữ pháp. Họ vẫn hiểu và trả lời đúng với ý của cô. Các em có thể kiểm chứng việc này, bằng cách lên các trang học tiếng Anh trực tuyến online và mạnh dạn kết bạn, trò chuyện với một người bản ngữ.

Chính vì thế, phương châm tại lớp học của cô là No translate – No grammar – Reflex in certain situation (Không dịch nghĩa – Không ngữ pháp – Phản xạ trong các tình huống cụ thể). Ngữ pháp không phải là một nhân tố mà chúng ta chú trọng quá nhiều khi giao tiếp, mà đó chính là phản xạ, từ vựng, phát âm các em nhé

Bước 2: Lựa chọn phương pháp học hợp lý

Việc lựa chọn phương pháp học tiếng anh giao tiếp rất quan trọng. Nó sẽ quyết định đến hiệu quả học tập của các em. Hãy cân nhắc một phương pháp tối ưu và điều chỉnh nó cho phù hợp với khả năng và thời gian biểu của mình các em nhé.

Trước hết, đối với việc học phát âm. Có rất nhiều từ trong tiếng Anh được viết thế này nhưng lại đọc thế khác. Ví dụ như từ “green”, mặc dù có chữ cái “e” nhưng sự kết hợp của “ee” lại khiến chúng được đọc thành âm /i:/. Hay từ “island” tuy có chữ “s” nhưng lại là âm câm nên khi phát âm chỉ được đọc là /ˈaɪlənd/… Các em không còn cách nào khác là phải học nằm lòng và nắm chắc điều đó.

Hãy tạo cho mình phản xạ phát âm bằng việc sử dụng Body language (Ngôn ngữ cơ thể) kết hợp với Sounds (Âm thanh) nhé. Bài học sẽ trở nên thú vị hơn rất nhiều khi các em vừa cười vừa nói âm /i:/, hay mô phỏng âm /ʒ/ bằng hành động vít ga xe máy nhé. Với phương pháp này, em sẽ nhớ phát âm nhanh chóng và dễ dàng hơn. Thông tin, kiến thức sẽ đi vào trí não em một cách vô thức và khi gặp lại nó, em sẽ nhớ ngay đến những hành động mình đã làm và phản xạ lại chúng cực nhanh. Các em hãy học các âm tiết đơn lẻ trước, sau đó đến âm đôi rồi song song học theo cặp âm dễ nhầm lẫn như /I/ và /i://ʊ/ và /u:/ nhé.

Bên cạnh đó, khi người bản ngữ nói chuyện, họ thường nối âm và đọc lướt một vài từ không quan trọng trong câu. Chính điều này khiến cho em cảm thấy bối rối và gần như không nghe được gì cả. Ví dụ khi nói  “How are you feeling today?” sẽ trở thành “Howrya feelin’ today?”, hoặc “I’m going to have lunch” chỉ còn là “I’m gonnahav lunch”.

Bước 3: Lên thời gian biểu cụ thể và duy trì chúng

Nếu mới bắt đầu học lại tiếng Anh, em có thể tự tạo thói quen bằng việc bỏ ra 30 phút tự học mỗi ngày. Sau đó, khi đã hình thành thói quen, hãy nâng dần thời gian học lên để tăng thêm hiệu quả. Em có thể dành buổi sáng sớm để rèn luyện phát âm, giữa ngày học thêm một vài từ vựng. Buổi tối có thể dành thời gian ôn tập và rèn luyện lại

Đọc thêm: